Báo cáo mới công bố từ MBS Research dự báo; kết quả kinh doanh (KQKD) quý 2/2025 của nhóm doanh nghiệp bất động sản dân cư vẫn chưa có nhiều đột phá. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực từ thị trường và loạt dự án đang khởi động hứa hẹn một bức tranh tươi sáng vào nửa cuối năm.

Phân hóa rõ nét giữa các phân khúc và địa phương
Tại Hà Nội, thị trường Bất động sản ghi nhận sự phân hóa rõ giữa phân khúc thấp tầng và cao tầng. Trong khi các dự án nhà liền thổ có nguồn cung và lượng tiêu thụ tích cực; thì căn hộ cao tầng lại chững lại; đặc biệt ở khu Đông Thủ đô; nơi vốn đã quá dồi dào nguồn cung.
Ở TP.HCM, nguồn cung căn hộ trong quý 1/2025 giảm tới 36% so với cùng kỳ do nhiều chủ đầu tư hạn chế mở bán mới. Tuy vậy, tỷ lệ hấp thụ vẫn khá cao; cho thấy nhu cầu mua ở thực vẫn hiện hữu. Ngược lại; Bất động sản liền thổ tuy có nguồn cung tăng nhẹ nhưng tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 53% do giá bán neo cao; làm giảm khả năng tiếp cận của người mua.
Dù trầm lắng, thị trường đang phát đi nhiều tín hiệu tích cực
Bước sang quý 2/2025; thị trường Bất động sản bắt đầu phát đi những tín hiệu khởi sắc rõ rệt. Đáng chú ý, dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực Bất động sản tăng mạnh; chiếm tới 25,9% tổng vốn đăng ký mới; phản ánh niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng phục hồi của ngành.
Cùng với đó; khung pháp lý tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn như Aqua City; phân khu C4 tại Đồng Nai và 148 dự án tại Hà Nội.
Ngoài ra, việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ; từ đó tạo cú hích lớn cho thị trường Bất động sản trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do lượng sản phẩm bàn giao vẫn thấp; lợi nhuận quý 2 của các doanh nghiệp Bất động sản dân cư chưa có nhiều đột biến.
KQKD quý 2/2025: Doanh nghiệp nào bứt phá?
Theo ước tính từ báo cáo mới nhất của MBS Research, lợi nhuận sau thuế quý 2/2025 của nhóm doanh nghiệp Bất động sản dân cư tiếp tục cho thấy sự phân hóa, phản ánh mức độ phục hồi không đồng đều trong ngành.
Trong bối cảnh các yếu tố hỗ trợ như dòng vốn FDI tăng, pháp lý dần được tháo gỡ và nhu cầu nhà ở có tín hiệu khởi sắc, một số doanh nghiệp được dự báo sẽ cải thiện kết quả đáng kể, số khác vẫn gặp khó do tiến độ triển khai chậm hoặc quỹ dự án hạn chế.
Cụ thể; MBS dự báo lợi nhuận ròng quý 2 của Đất Xanh (DXG) có thể đạt 65 tỷ đồng; tăng 97% so với cùng kỳ năm trước và tăng 35% so với quý trước; nhờ kỳ vọng đến từ dự án mới The Privé (Gem Riverside); đã khởi công từ tháng 5/2025 và nhận được hơn 3.320 booking tính đến giữa tháng 6. Mặc dù hoạt động bàn giao vẫn còn khiêm tốn; DXG được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh mở bán trong quý 3 và tạo động lực cho kết quả kinh doanh nửa cuối năm. Tính đến hết tháng 6; công ty có thể hoàn thành khoảng 30,7% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Với Phát Đạt (PDR), lợi nhuận ròng quý 2 dự báo đạt 90 tỷ đồng; tăng 81% so với cùng kỳ và 78% so với quý trước; chủ yếu nhờ bàn giao các sản phẩm tại dự án Bắc Hà Thanh. Ngoài ra; công ty đã nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án Thuận An 1 – mở ra khả năng mở bán trong thời gian tới; dù dự án này dự kiến đóng góp vào doanh thu từ năm 2026. Trong 6 tháng đầu năm; PDR được ước tính hoàn thành 19,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Nam Long (NLG) được dự báo ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 144 tỷ đồng trong quý 2; gần như đi ngang so với cùng kỳ nhưng tăng 33% so với quý trước. Nguồn thu đến từ hoạt động bàn giao còn lại của Akari giai đoạn 2; đất nền tại Nam Long Cần Thơ và sản phẩm thấp tầng thuộc dự án Southgate (Long An). Đáng chú ý, trong tháng 4; công ty đã đạt doanh số bán hàng hơn 1.900 tỷ đồng tại Southgate từ 59 căn biệt thự. MBS đánh giá NLG có khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025; với ước tính đạt 35,9% mục tiêu sau 6 tháng.
Vinhomes (VHM) vẫn giữ vị trí dẫn đầu về quy mô lợi nhuận ròng, với mức dự báo 7.850 tỷ đồng trong quý 2. Dù giảm 27% so với cùng kỳ do không còn khoản lợi nhuận đột biến từ Royal Island như năm ngoái, con số này vẫn tăng mạnh 192% so với quý trước, nhờ đóng góp từ các dự án Wonder City, Royal Island và OCP 2 & 3. Tính đến giữa năm, VHM được dự đoán hoàn thành khoảng 25% kế hoạch lợi nhuận 2025.
Ngược lại, Khang Điền (KDH) được dự báo chỉ đạt 115 tỷ đồng lợi nhuận ròng trong quý 2; giảm 59% so với cùng kỳ và gần như không tăng so với quý trước. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động mở bán và bàn giao tại các dự án Clarita và Emeria chưa theo đúng tiến độ. Lợi nhuận quý này chủ yếu đến từ phần còn lại của dự án The Privia. Ước tính; KDH hoàn thành khoảng 23,7% kế hoạch lợi nhuận cả năm tính đến hết quý 2.
Tổng thể; MBS nhận định lợi nhuận của nhóm Bất động sản dân cư trong quý 2/2025 chưa có đột phá lớn; do số lượng sản phẩm bàn giao vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên; các tín hiệu tích cực về pháp lý; dòng vốn và sức mua thị trường đang tạo nền tảng cho kỳ vọng tăng trưởng rõ nét hơn trong nửa cuối năm 2025; khi hàng loạt dự án gối đầu bước vào giai đoạn bàn giao.
Triển vọng nửa sau 2025: Tăng tốc nhờ bàn giao dự án gối đầu
MBS Research đánh giá: nửa sau năm 2025 sẽ là thời điểm tăng tốc của nhóm Bất động sản dân cư; nhờ loạt dự án gối đầu bắt đầu bàn giao; kết hợp với tín hiệu tích cực từ đầu tư công và chính sách tiền tệ nới lỏng.
Tuy nhiên, để chuyển hóa được “triển vọng” thành “thực tế”; doanh nghiệp cần giải bài toán pháp lý; sản phẩm phù hợp thị trường, và dòng tiền đầu tư bền vững.
Theo CafeLand